UEFI và LEGACY là hai giao diện phần mềm có nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị ra vào trong máy tính, giữ cho máy tính hoạt động bình thường, đóng vai trò như một thông dịch viên giữa hệ điều hành và phần mềm máy tính khi khởi động.
Cả hai chuẩn uefi và legacy đều được sử dụng khi khởi động máy tính.
LEGACY là gì
LEGACY BIOS thường được gọi là BIOS truyền thống, ra đời vào năm 1975, là một phần mềm được lưu trữ trên một chip trên bo mạch chủ của máy tính và về cơ bản nó là một tập hợp các hướng dẫn chạy các thiết bị để khởi động máy.
Một số tính năng khi khởi động của Legacy:
- Kiểm tra Ram xem Ram có hoạt động bình thường hay không.
- Kiểm tra các thiết bị gắn trên máy tính như máy in, bàn phím, chuột… và sau đó kiểm tra các tuỳ chọn khởi động.
- Kiểm tra CMOS, các thiết lập khác về thời gian, ngày tháng và nạp các trình điều khiển thiết bị vào bộ nhớ máy tính.
UEFI là gì ?
UEFI là từ viết tắt của Unifiel Extensibale Firmware Interface, là một phần mềm mở rộng hợp nhất dùng để kết nối phần mềm máy tính với hệ điều hành của nó. Được Intel phát triển nhằm cải thiện các hạn chế của LEGACY BIOS và tất nhiên nó sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều.
Chuẩn UEFI là sự thay thế tiên tiến hơn cho LEGACY và nó mang lại cho nó một loạt các chức năng hiện đại để đưa máy tính lên một tầm cao mới trong vài thập kỷ sau đó.
UEFI hỗ trợ cho các phiên bản Windows 64-bit, phiên bản 32-bit từ Windows 8 trở lên.
Khi cài đặt và chạy phần mềm, UEFI cũng sẽ giống như Legacy đó là kiểm tra phần cứng, các thành phần máy tính và đưa vào hoạt động cùng hệ điều hành.
Ưu điểm của UEFI
- Hệ thống khởi động nhanh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tích hợp sẵn khả năng nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản mà BIOS đang bị giới hạn nên sẽ tiết kiệm được thời gian khắc phục sự cố
- Nếu BIOS không thể khởi động từ các đĩa cứng với dung lượng lớn hơn 2,2TB thì UEFI có khả năng quản lý thiết bị lưu trữ chính có dung lượng lớn.
- Tích hợp sẵn khả năng nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản.
- UEFI sử dụng bảng phân vùng GUID (Globally Unique IDentifier), kết hợp lại để thay thế cho cung mồi MBR và các phân vùng địa chỉ. GUID đem đến khả năng khởi động từ ổ đĩa cứng có dung lượng lớn cỡ 9,4ZB (zetabyte) – có thể coi gần như là vô hạn, gạt bỏ mọi lo lắng về quản lý ổ cứng dung lượng lớn.
Cách kiểm tra máy tính sử dụng UEFI hay Legacy BIOS
- Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập từ khóa msinfo32 -> nhấn OK để mở cửa sổ System Information.
- Trong hộp thoại System Information -> Tìm đến phần BIOS Mode để xem máy tính của bạn đang khởi động ở chuẩn nào.
Boot là gì ?
Boot được hiểu đơn giản là quá trình chạy máy tính. Bộ nhớ máy tính sẽ chạy một đoạn chương trình để kiểm tra và cài đặt hệ điều hành vào bộ nhớ RAM, sẵn sàng cho người dùng chạy ứng dụng.
UEFI boot là gì?
UEFI boot là quy trình khởi động máy tính theo chuẩn UEFI ( chuẩn UEFI là gì đã được giải thích ở trên).
Ngày nay UEFI boot được sự dụng khá phổ biến, hoạt động như một OS chạy bằng phần mềm, có thể kế thừa quá trình khởi động của LEGACY BIOS, chịu trách nhiệm khởi tạo phần cứng của một thiết bị trước khi qua sự kiểm soát phần cứng của hệ điều hành.
Fastboot là gì?
Fastboot là một giao thức giữa máy tính và điện thoại của bạn, giúp hai thiết bị tương tác và thực hiện các thao tác vào hệ thống của thiết bị còn lại. Ví dụ trong fastboot, bạn có thể sử dụng để điện thoại để sửa đổi các tập tin hình ảnh trong hệ thống máy tính thông qua kết nối cổng USB.
Secure boot là gì?
Secure boot là một công nghệ phần mềm bảo vệ hệ thống bằng cách kiểm tra quy trình khởi động hệ thống, ngăn chặn sự tiếp cận của các mã độc vào máy tính của bạn.
Chính xác hơn, secure boot là một hình thức khởi động xác minh, xác nhận đường đi trong quá trình khởi động dựa trên việc lưu trữ an toàn và chứng nhận từ xa để khoá các mã độc tiếp cận.
Cách chuyển BIOS sang UEFI
UEFI là sự thay thế cho LEGACY BIOS, vì vậy nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành chạy chế độ BIOS, bạn có thể chuyển sang chế độ UEFI để được hộ trợ đĩa và hiệu suất hoạt động nhanh hơn.
Chuyển từ LEGACY sang UEFI
- Đầu tiên, bạn khởi động lại máy để vào giao diện BIOS (vào giao diện bằng cách nhấn F10).
- Tại giao diện BIOS, bạn nhấp chuột vào tab System Configuration →chọn Boot Options → Tick chọn UEFI boot mode → nhấn Accept để áp dụng thay đổi → Save và khởi động lại máy.
Cách cài Win chuẩn UEFI
Cài Win 7 chuẩn UEFI
Để cài Win 7 theo chuẩn UEFI cần 3 bước:
- B1: Tạo USB boot Win 7
- B2: Khởi động USB boot
- B3: Tiến hành cài đặt
Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn từ bước B2: Khởi động USB boot:
- Khi khởi động lên, ta sử dụng phím tắt vào Boot Options (mỗi dòng máy sẽ sử dụng phím tắt khác nhau, ở đây mình dùng phím tắt F12 cho máy DELL)
- Vào giao diện Boot Options ta thực hiện các bước: Sử dụng các dấu mũi tên để chọn USB Stogare Device → USB-HDD → Hard Disk → UEFI: <Tên USB> → Enter để khởi động USB boot.
Tiếp tục tới B3:
- Sau khi khởi động USB boot, một cửa sổ mưới sẽ hiện ra
- Tại dòng Time and currency format của cửa sổ bạn nhấp vào chọn Vietnamese → Next → Install now
- Tick chọn I accept the license terms → Next → chọn Custom (Advanced)
- Tại cửa sổ mới, các bạn nhấp vào Driver Options (Advanced) → xác định ổ đĩa C và chọn Delete → xoá tất cả các ổ đĩa có tổng dung lượng dưới 1 GB → sau đó các bạn chọn ổ đĩa có tên Unallocated Space → Next
- Đợi máy tính cài đặt Window 7 (khoảng 20-30 phút)
- Sau khi máy tính cài đặt xong, các bạn tiến hành thiết lập cho máy tính (bao gồm tên người dùng, mật khẩu, thời gian…)
Cài Win 10 chuẩn UEFI
Để cài đặt Window 10 theo chuẩn UEFI ta tiến hành ở phần cài đặt UEFI trên Window 7. Điểm khác nhau khi cài đặt ở win 7 là bước một ta tạo USB boot Win 7, còn ở Win 10 thì ta tạo USB boot Win 10.
Tóm lại, UEFI tốt hơn Legacy, bạn nên chuyển sang UEFI nếu phần cứng có hỗ trợ.
Chúc các bạn thực hiện thành công quá trình cài Win theo chuẩn UEFI.